Điện ảnh Việt Nam và xu hướng ‘đưa rạp chiếu phim về nhà’


Điện ảnh Việt Nam và xu hướng ‘đưa rạp chiếu phim về nhà’


(Giaitri24gio.net) - Trên thế giới, xu thế thưởng thức phim ảnh tại gia là một nét văn hóa làm thay đổi ngành công nghiệp nghe nhìn. Người mê điện ảnh đua nhau làm rạp phim tại gia (home cinema) bằng màn hình tivi kích thước lớn và dàn loa chất lượng. Trong khi đó, nhiều bộ phim điện ảnh đình đám sau khi càn quét phòng vé cũng nhanh chóng lên truyền hình để tiếp tục lôi kéo khán giả. Xem HBO hay StarMovies, dễ dàng nhận ra giới hạn giữa màn ảnh nhỏ, màn ảnh rộng đã dần xóa nhòa, HBO thậm chí tự tin khẳng định tên tuổi bằng lời tuyên bố “It’s not TV. It’s HBO” (Đó không phải là truyền hình, đó là HBO). 

Điện ảnh Việt Nam và xu hướng ‘đưa rạp chiếu phim về nhà’

Tại Việt Nam, xu hướng “đưa rạp phim về nhà” cũng được khởi xướng vài năm gần đây. Bên cạnh sự đầu tư của khán giả cho thiết bị nghe nhìn, phía nhà cung cấp cũng bắt kịp thị hiếu bằng cách đa dạng nội dung phát sóng. Đơn cử như K+, đơn vị mang hàng loạt tác phẩm điện ảnh trong nước từ rạp lên truyền hình.

Trước đây, một bộ phim sau khi ra rạp vài năm mới phát sóng trên màn ảnh nhỏ. Nhưng trong vòng hơn một năm trở lại đây, những tác phẩm đình đám như Scandal: Bí mật thảm đỏ, Cô dâu đại chiến 2, Quyên, Chàng trai năm ấy, Để mai tính 2, Yêu… đều đổ bộ K+ sau thời gian ngắn ra mắt. Thậm chí Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh hay Em là bà nội của anh đã phát sóng trên truyền hình K+ khi bộ phim vẫn còn đang gây thổn thức cho các khán giả vừa xem ngoài rạp chiếu và kịp thời đáp ứng mong muốn thưởng thức của nhiều khán giả chưa kịp tới rạp. 

Khán giả tự xây rạp phim tại gia, kênh truyền hình cung cấp nội dung phong phú hơn, hai yếu tố này lý giải tại sao việc “đưa rạp phim về nhà” trở thành xu hướng trong làng nghệ thuật thứ bảy Việt Nam. Có thể thấy, đây là xu hướng có lợi cho nhiều bên: khán giả, nhà cung cấp nội dung truyền hình và đơn vị sản xuất phim.

Khán giả trải nghiệm điện ảnh theo cách của riêng mình, mọi lúc mọi nơi. Nhà cung cấp tiếp cận được nhiều người xem, bằng chứng là sự thành công của K+ trên thị trường khi có định hướng phát triển rõ rệt: chọn lọc phim chất lượng, đạt giải quốc tế hoặc phải là bom tấn phim Việt, mạnh dạn bỏ qua tác phẩm kém so với tiêu chí.

Trong khi đó, việc hợp tác với K+ cũng giúp các bộ phim kéo dài tuổi thọ, mang lại lợi nhuận cho hãng phim, nhà sản xuất. Không thể phủ nhận bây giờ là thời kỳ rạp phim bùng nổ, nhưng thực tế như vậy vẫn chưa đủ để duy trì tuổi thọ cho một tác phẩm điện ảnh. Trung bình phim lên màn ảnh rộng 2-4 tuần, sau đó bị thay thế bởi những cái tên mới. Nếu lên truyền hình, phim có thể được chiều lại nhiều lần, khán giả dễ dàng xem bất cứ lúc nào, không phải đi xa.

Đại diện Galaxy M&E, đơn vị sản xuất và phát hành phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nhận định: “Nhà làm phim ai cũng mong tác phẩm của có nhiều người xem. Thế nhưng thời gian một bộ phim được chiếu rạp lại có hạn. Do vậy Galaxy M&E hợp tác với K+ để phim tăng sức lan tỏa, ‘sống’ lâu hơn”. Thêm nữa, khi danh tiếng bộ phim lan xa sẽ khích lệ nhà làm phim sản xuất những tác phẩm mới hay hơn. Càng đông khán giả, nhu cầu tái đầu tư vào phim càng lớn, chất lượng điện ảnh càng được nâng cao.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phim mới Hàn Quốc: Phim trường học Moorim (Moorim School 2016)

"Zootopia" bộ phim hoạt hình hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn ở Việt Nam.

Amber Heard có khuôn mặt đẹp nhất hành tinh